Kinh doanh nhà hàng mang đến nhiều tiêm năng phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây là chi tiết việc hoạch định và phân bổ chi phí giúp bạn có cái nhìn tổng quan mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn để phân bổ ngân sách một cách hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Chi phí đầu tư mặt bằng
Diện tích tối thiểu để mở nhà hàng là 50 – 100m2. Do đó, số tiền cần thuê mặt bằng rơi vào khoảng 30-60 triệu đồng. Giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng/tháng (mức giá này có thể thay đổi tùy theo vị trí và diện tích thuê).
Tùy theo mô hình nhà hàng mà cần diện tích khác nhau. Giá thuê còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: tổng diện tích, gần hay xa trung tâm, thuận tiện di chuyển, đỗ xe…
Chủ thuê thường yêu cầu đặt cọc 3-6 tháng. Xét quy mô nhà hàng, bạn nên cân nhắc chi phí đầu tư mặt bằng không nên vượt quá 20% tổng chi phí đầu tư.
Xem thêm: Các mẫu thiết kế nhà hàng đẹp giúp hút khách hàng hiệu quả!
2. Chi phí trang trí
Sau khi thuê mặt bằng, bạn sẽ bắt đầu trang trí nội thất cho cửa hàng của mình theo phong cách mà bạn muốn. Sau đó là chi phí trang trí cho không gian như lắp thêm đèn, nội thất, vẽ tranh tường,… Con số tối thiểu cho trang trí nội thất phải từ 8-100 triệu cho câu hỏi mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn.
- Phí sơn sửa, trang trí: 10 đến 20 triệu đồng.
- Chi phí mua bàn ghế: 30-40 triệu đồng, bàn ghế thông thường bằng nhựa, inox hoặc gỗ. Một quán có diện tích khoảng 80m2 cần đầu tư khoảng 20 bộ bàn ghế.
- Chi phí mua sắm đồ dùng nhà bếp (bếp gas, xoong nồi, đĩa…): khoảng 35 triệu đồng.
- Chi phí mua tủ bảo quản thực phẩm: bao gồm tủ đông và tủ bảo quản rau củ sẽ tốn khoảng 20 triệu đồng.
Tham khảo ngay: Đơn vị thi công nhà hàng uy tín, chuyên nghiệp 20S Factory!
3. Chi phí mua nguyên liệu
Nguyên vật liệu là mắt xích đắt giá nhất trong vốn đầu tư nhà hàng. Tùy theo hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn như nhà hàng chay, nhà hàng tây, nhà hàng lẩu… mà tiêu chuẩn nguyên liệu mỗi ngày cũng khác nhau.
Vì nguyên liệu dùng để chế biến thường rất dễ hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu. Thực phẩm tươi sống và nguyên liệu chế biến nên mỗi ngày nhập về bình quân 2-5 triệu đồng. Số gia vị mua lần đầu (khoảng 1 tháng) hết khoảng 3 triệu.
Số tiền đầu tư vào mua sắm thực phẩm đôi khi có thể chiếm tới 40% doanh thu của một nhà hàng.
4. Chi phí thuê nhân sự
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn cho nhân sự? Đội ngũ nhân viên cơ bản nhất của một nhà hàng chính là nhân viên phục vụ và bếp. Nhân viên nhà bếp chịu trách nhiệm chuẩn bị thức ăn và đồ uống theo công thức và số lượng của nhà hàng. Mức lương cho nhân viên bếp có trình độ dao động từ 5.5 đến 7.5 triệu đồng cho một ca làm việc 8 tiếng.
Lương tháng cho nhân viên phục vụ từ 4 đến 6 triệu đồng ca 8 tiếng. Ngoài ra, việc cho nhân viên tiền tip từ khách cũng giúp giữ chân và khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. Mỗi nhân viên phụ trách từ 4-8 bàn là lý tưởng nhất.
Nếu bạn là quản lý kiêm đầu bếp chính, bạn có thể cắt giảm một phần chi phí. Tuy nhiên, số lượng nhân viên nên được tăng lên để đảm bảo dịch vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, quy trình quản lý cũng phải được thực hiện chuyên nghiệp để giảm thất thoát.
5. Chi phí Marketing
Hãy lên danh sách và tính toán cụ thể các hạng mục marketing như khuyến mãi, in tờ rơi, thiết kế banner và phân bổ ngân sách phù hợp. Chỉ khi đó bạn mới biết khoản đầu tư nào hiệu quả và khoản đầu tư nào cần điều chỉnh.
Về cơ bản, hoạt động marketing chiếm khoảng 5-7% chi phí đầu tư. Những chi phí này có thể giảm dần theo thời gian nếu bạn tạo được lòng trung thành của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động chăm sóc khách hàng của bạn.
6. Sử dụng phần mềm quản lý trong kinh doanh nhà hàng
Phần mềm quản lý nhà hàng được thiết kế để xử lý công việc chuyên nghiệp, tiết kiệm nhân lực, chi phí và thời gian. Hiện nay có hai loại phần mềm quản lý nhà hàng là miễn phí và trả phí.
Phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí thường chỉ hỗ trợ các chức năng cơ bản còn các chức năng nâng cao phục vụ cho các nghiệp vụ phức tạp thì thường yêu cầu trả phí để sử dụng.
Phần mềm quản lý nhà hàng trả phí thường cho phép bạn dùng thử miễn phí trong một khoảng thời gian trước. Sau đó yêu cầu phí khởi tạo ban đầu dao động từ 1.5 -2 triệu đồng và phí sử dụng từ 1-3 trăm ngàn.
7. Chi phí khác
Đây là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động của cửa hàng như điện nước, vệ sinh, an ninh khu vực… Chi phí này phụ thuộc vào quy mô và hoạt động của cửa hàng nên rất khó xác định chính xác. Bạn nên tham khảo các nhà hàng có quy mô tương đương.
Theo kinh nghiệm của nhiều người kinh doanh, thì kinh phí cần thiết để mở một nhà hàng nhỏ dao động 500 triệu đến 800 triệu đồng. Bạn cũng cần cân nhắc đến chi phí phát sinh cũng như duy trì quán trong thời gian đầu.
Trên đây là chi tiết chi phí cho từng hạng mục để giúp bạn ước tính được mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn. Trong kinh doanh luôn có nhiều khó khăn và thử thách. 20S Factory hy vọng luôn là người bạn đồng hành cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất!
Discussion about this post