Vật liệu ốp bàn bếp bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng quan trọng đến không gian phòng bếp. Vật liệu nào là phù hợp nhất cho căn bếp của bạn? Hãy tìm hiểu những loại vật liệu ốp bếp phổ biến nhất hiện nay nhé!
Nội dung bài viết
1. Đá tự nhiên ốp bàn bếp
Đá tự nhiên là một trong những loại vật liệu phổ biến được nhiều người lựa chọn để ốp bàn bếp. Các loại đá tự nhiên thường sử dụng: đá hoa cương, đá mã não, Soapstone, thạch anh tự nhiên,…
Đá tự nhiên ốp bàn bếp được ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật như:
- Đá có độ bền tương đối tốt với các yếu tố ngoại cảnh như ánh nắng, gió, bụi bẩn,… Đá tự nhiên như thạch anh có độ cứng cao, ít trầy xước.
- Vân đá tự nhiên là độc nhất và mỗi mẫu đá sẽ mang vẻ đẹp riêng biệt khác nhau.
- Đa phần các loại đá tự nhiên có thể chịu được áp lực nhiệt và lực tác động.
Ngoài những ưu điểm trên, khi sử dụng đá tự nhiên ốp bàn bếp, bạn cần lưu ý đến các đặc điểm khác của dòng đá này như:
- Hầu hết các loại đá tự nhiên có trọng lượng tương đối nặng nên gây khó khăn trong quá trình thi công.
- Đá tự nhiên không có sự đa dạng màu sắc và mẫu mã bằng đá nhân tạo.
- Một số loại đá như đá soapstone có khả năng chống thấm kém trong khi bàn bếp là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại chất lỏng.
Đá tự nhiên phù hợp sử dụng cho các công trình ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và bụi bẩn, các công trình thương mại với diện tích lớn.
2. Đá nhân tạo ốp bàn bếp
Đá nhân tạo là một vật liệu được sử dụng nhiều nhất làm ốp bàn bếp và các khu vực khác trong bếp như bàn ăn. Có nhiều loại đá bàn bếp nhân tạo với đặc điểm khác nhau, trong đó nổi bật là các loại sau:
Đá nhân tạo Granite
Đá còn được biết đến với tên gọi đá hoa cương nhân tạo. Loại đá này có ưu điểm là độ cứng tốt, thích hợp sử dụng cho nhà bếp. Đá cũng ít thấm nước do kết cấu tinh thể ít khoảng trống trong bề mặt. Ngoài các màu cơ bản như đen, trắng, xám, đá hoa cương nhân tạo còn có nhiều màu sắc đa dạng hơn như vàng, be,…
Nhược điểm của đá Granite là mẫu mã vân đá hạn chế về kiểu dáng. Trọng lượng đá khá nặng và dễ gây nứt trong quá trình thi công nếu không xử lý đúng cách. Quá trình bảo dưỡng đá cũng khá phức tạp.
Đá Granite phù hợp sử dụng cho các công trình ngoài trời, ốp bàn bếp cho các không gian cổ điển.
Đá nhân tạo gốc thạch anh VICOSTONE:
Khi nói về đá ốp bàn bếp nhân tạo thì đá nhân tạo gốc thạch anh VICOSTONE được biết đến là vật liệu được ưa chuộng hàng đầu bởi sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Màu sắc và mẫu mã đa dạng: Bạn có thể tìm thấy hầu hết mọi mẫu mã và thiết kế phù hợp với không gian bếp của mình. Với dải màu phong phú, đá VICOSTONE phù hợp với mọi không gian nội thất từ hiện đại đến cổ điển.
- Độ bền cao: Đá được làm từ cốt liệu thạch anh tự nhiên – khoáng vật cứng thứ 2 sau kim cương nên đảm bảo độ bền theo năm tháng. Đá có khả năng chống trầy xước nên các tác động từ nhà bếp như dao, kéo cũng không khiến bề mặt đá giảm độ bóng.
- Chống thấm hoàn hảo: Đá có độ đặc gần như tuyệt đối nên nước không thể thấm vào bề mặt đá gây nấm mốc.
- Độ an toàn cao: Đá VICOSTONE đã vượt qua nhiều bài kiểm tra về độ an toàn, đạt nhiều chứng chỉ quốc tế để sử dụng cho trường học, phòng thí nghiệm, không gian xanh.
Tóm lại sử dụng đá nhân tạo ốp bàn bếp có nhiều ưu điểm như mẫu mã đa dạng nên phù hợp với nhiều phong cách khác nhau, độ bền cao, dễ dàng tìm mua và đặc biệt chi phí khá phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết giá đá bàn bếp nhân tạo tại đây.
3. Gỗ ốp bàn bếp
Sử dụng gỗ để ốp mặt bàn bếp là lựa chọn với những gia chủ yêu thích phong cách nội thất mộc mạc thiên nhiên.
Vật liệu gỗ mang lại vẻ đẹp bình dị, ấm áp tuy nhiên lại tồn tại một số nhược điểm. Tại Việt Nam khí hậu nóng ẩm vật liệu gỗ dễ bị nấm mốc, dễ hấp thụ nhiệt. Gỗ cũng dễ trầy xước và cách nhiệt kém nên cần lưu ý khi sử dụng để ốp bàn bếp. Người ta thường sử dụng các lớp sơn chống thấm, chống xước để tăng độ bền cho loại vật liệu này.
Sử dụng gỗ ốp bàn bếp rất phù hợp cho không gian nội thất hiện đại hoặc kiểu Á Đông.
4. Kính ốp bàn bếp
Vật liệu kính ốp bàn bếp mang những ưu điểm như giúp mở rộng không gian phòng bếp bởi tính khúc xạ ánh sáng. Bàn bếp ốp kính cũng dễ dàng vệ sinh lau chùi khi gặp các vết bẩn như dung dịch đậm màu.
Nhược điểm của vật liệu này là dễ bị trầy xước làm giảm độ bóng và khả năng chịu lực hạn chế. Vật liệu ốp bàn bếp này phù hợp với không gian bếp hiện đại, nhà có diện tích bếp hạn chế.
5. Gạch men
Với giá thành dễ chịu, gạch men là một trong những vật liệu ốp bàn bếp được sử dụng phổ biến nhất. Loại vật liệu này rất dễ vệ sinh lau chùi, có độ chống thấm tương đối tốt.
Tuy nhiên, gạch men chưa đáp ứng được đa dạng các phong cách nội thất. Do sử dụng các mảnh nhỏ ghép lại nên cần có thợ tay nghề cao khi thi công để tránh tạo bề mặt gồ ghề.
6. Inox
Vật liệu inox được ứng dụng làm mặt bàn bếp bởi những ưu điểm: dễ dàng lau dọn vệ sinh, không bám bụi.
Tuy nhiên sử dụng inox ốp bàn bếp cần lưu ý tránh tác động lực mạnh dễ làm biến dạng bề mặt inox. Vật liệu này cũng không được đánh giá cao về khả năng chống trầy xước.
Mặt bàn bếp ốp inox phù hợp với không gian bếp hiện đại hơi hướng công nghiệp.
7. Bê tông
Vật liệu bê tông là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn ốp bàn bếp với ngân sách thấp. Vật liệu có độ chịu lực và chống trầy xước đảm bảo sử dụng tốt cho phòng bếp. Tuy nhiên, vật liệu này khá kén không gian và khả năng vệ sinh lau chùi khi bị bắn dầu mỡ và gặp các vết bẩn đậm màu hạn chế.
Sử dụng bê tông ốp bàn bếp phù hợp với phong cách mộc mạc hoặc công nghiệp.
Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và không gian bếp mà bạn có thể lựa chọn các vật liệu ốp bàn bếp phù hợp. Bạn cần lưu ý đến độ bền cũng như sự an toàn của vật liệu khi cân nhắc.
Discussion about this post